Nghe được sát khí ẩn trong tiếng đàn, danh sĩ tài hoa khiến thích khách phải buông đao
Là một thi nhân tài hoa, tinh thông âm luật, nhưng cuộc đời Thái Ung đã phải trải qua rất nhiều biến cố và khổ nạn. Tuy vậy, câu chuyện “Tiêu vĩ cầm” của ông vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Thái Ung, cha của Thái Văn Cơ là nhà âm nhạc nổi danh thời Đông Hán. Cuộc đời của Thái Ung lắm nỗi gian truân, nhưng câu chuyện về “Tiêu vĩ cầm” và khả năng tinh thông âm luật của ông vẫn lưu truyền hậu thế.
Tương truyền, Thái Ung là một thi nhân rất thành thạo âm luật. Được thừa hưởng tài năng và sự dạy dỗ của cha, năm tám tuổi, Thái Văn Cơ đã nổi tiếng giỏi đàn, cũng tinh thông thơ ca, văn chương. Sau khi Thái Ung chết, Tào Tháo đã nghĩ cách cứu viện nhi nữ Thái Văn Cơ trở về triều Hán, câu chuyện này truyền lại được người đời ca tụng.
Để tìm hiểu về giới Showbiz, những địa điêm điểm du lịch mới về cuộc sống hiện đại, thị trường nhà đất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với trang thông tin business của chúng tôi để mang về những thông tin mới về pháp luật, chính sách mới nhất của nhà nước!
Thích khách không nỡ lòng ám sát người tốt
Thái Ung (132 – 192) tự là Bá Giai, người quận Trần Lưu, Hà Nam. Ông là người rất hiếu thuận, mẹ của ông bị bệnh 3 năm, Thái Ung không quản cực nhọc ngày đêm, chăm sóc hầu hạ mẫu thân rất có hiếu. Sau khi mẹ qua đời, ông sống với chú và em họ. Lòng hiếu thảo của ông được mọi người khen ngợi.
Thái Ung có tài học rộng, đối với văn chương, số thuật, thiên văn, âm luật là cảm thấy vô cùng hứng thú. Thời Hán Hoàn Đế, nghe nói Thái Ung giỏi đánh đàn, thế là triệu Thái Ung vào kinh thành. Thái Ung thường hay thẳng thắn nói lời can gián trình lên hoàng đế, bởi vậy mà đắc tội với người khác. Lại thêm Ty lệ giáo úy Dương Cầu có mối tư thù với người chú ruột Thái Chất. Thế là, Thái Ung và chú ruột Thái Chất bị hạ ngục, phán xử tử hình.
Tuy nhiên, trên đời này vẫn có nhiều người tốt. Trung thường thị Lã Cường tâu Hán Linh Đế rằng Thái Ung vô tội và xin tha cho ông. Linh Đế xem lại án nhưng chỉ tha cho ông tội chết, vẫn đày ông đi Sóc Phương ở biên cương phía Bắc.
Dương Cầu bèn thuê thích khách đuổi theo để giết ông, nhưng thích khách biết ông là người thẳng thắn chính trực nên không cam tâm hạ thủ. Dương Cầu thấy ý định không thành bèn hối lộ cho quan địa phương nhờ hãm hại ông, nhưng viên quan này cũng không làm theo, báo cho ông biết để đề phòng. Do được những người ngay thẳng giúp đỡ, Thái Ung giữ được tính mạng, đến sống tại An Dương, Sóc Phương.
Thái Ung cùng với Lư Thực, Hàn Thuyết đang biên soạn “Hậu Hán ký” thì bị lưu vong, chưa kịp hoàn thành. Về sau, Thái Ung được đặc xá hồi hương. Thái thú Vương Trí thấy ông được tha bèn bày tiệc thiết đãi. Vương Trí vốn là em trai hoạn quan Vương Phủ trong triều, ngày thường kiêu ngạo, vì vậy Thái Ung coi thường. Vương Trí tức giận quát mắng Thái Ung, ông liền phẩy tay áo bỏ về.
Vương Trí bèn viết thư về triều nói rằng Thái Ung bất mãn trong lúc bị lưu đày, thường phỉ báng triều đình. Thái Ung biết mình đã gây thù oán với nhiều đại thần trong triều, không thể dâng thư biện bạch mà vẫn có thể bị bức hại, nên ông không trở về quê nữa mà đi sang vùng Ngô Việt (Triết Giang). Cuộc sống lưu lạc của Thái Ung kéo dài 12 năm.
Nghe được sát khí ẩn trong tiếng đàn
Tương truyền rằng ở đất Ngô, Thái Ung một hôm tình cờ nghe tiếng củi cháy, bèn bảo với người đốt củi: “Tôi nghe tiếng củi nổ, biết là củi tốt, chớ nên đốt”. Ngay sau đó, ông xin khúc củi cháy dở đem về, làm thành một cây đàn, đánh lên quả nhiên tiếng rất trong. Cây đàn này có phần đuôi bị đốt cháy, cho nên mọi người gọi nó là “Tiêu vĩ cầm”.
Ngày trước, thời gian Thái Ung còn ở quê nhà Trần Lưu, có người mời ông đi uống rượu dự tiệc. Tại buổi yến tiệc, có người ở phía sau bức bình phong đánh đàn. Thái Ung đi ra cửa, lặng lẽ nghe rồi nói: “Dùng âm nhạc hấp dẫn ta, nhưng lại có sát tâm. Ta có thể dùng tiệc sao?”. Thế là ông quay trở về. Người giữ cửa nói với chủ nhân: “Thái tiên sinh đã tới, nhưng đã đi ra cửa sau quay về rồi!”. Chủ nhân vội vàng chạy theo Thái Ung hỏi nguyên do. Thái Ung bèn đem sự tình nói lại.
Sau đó, người đánh đàn nói: “Ta vừa rồi lúc gảy đàn, nhìn thấy một con bọ ngựa sắp sửa bắt một con ve, con ve chuẩn bị bay lên, bọ ngựa vì vậy lao về phía trước chặn lại. Trong tâm ta cảm thấy hồi hộp, chỉ e bọ ngựa thất thủ. Đây chẳng lẽ là sát tâm theo tiếng đàn mà bị lộ ra ngoài ư?”.
Thái Ung mỉm cười nói: “Chính là như vậy!”. Biết chuyện này, mọi người không khỏi bội phục tài am hiểu âm nhạc của Thái Ung.
Năm 189, Hán Linh Đế mất, con là Hán Thiếu Đế lên thay. Đổng Trác vào triều cầm quyền, phế Thiếu Đế lập Hiến Đế. Để thu phục nhân tâm, Đổng Trác cho gọi Thái Ung về kinh phong chức.
Đến khi Đổng Trác bị Vương Doãn truy sát, Thái Ung tỏ ra buồn bã. Vương Doãn biết chuyện nên giận dữ, bèn sai bắt Thái Ung trị tội. Thái Ung thỉnh cầu được tiếp nhận hình phạt “Viết chữ lên mặt, chém đứt chân” miễn tội chết để có thể viết tiếp “Hán sử”. Phần lớn sĩ phu đều thương cảm và nghĩ cách cứu ông. Tuy nhiên, Vương Doãn không đồng ý. Thái Ung vì thế mà chết trong ngục.
Về sau Tào Tháo nắm quyền, chứng kiến Thái Ung sau khi chết không có người tế tự, thấy thương cảm, mới nghĩ cách chuộc con gái Thái Ung là Thái Văn Cơ từ dân tộc Hung Nô trở về.
Là một thi nhân tài hoa, tinh thông âm luật, nhưng cuộc đời Thái Ung đã phải trải qua rất nhiều biến cố và khổ nạn. Tuy vậy, câu chuyện “Tiêu vĩ cầm” của ông vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Chính Sách – Quản Lý |
Tin Tức Doanh nghiệp |
Quản trị Doanh Nghiệp |
Phong cách Cuộc Sống |
Pháp luật Đời Sống |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply