Đậu nành “thầy thuốc” chữa bệnh tim mạch của bạn

Xơ vữa động mạch gây ra hai biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch. Isoflavones ức chế sự tăng trưởng của tế bào gây ra các mảng bám trên thành động mạch – nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.
Nếu được dùng thường xuyên ngay khi còn trẻ, đậu nành sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện 5 căn bệnh “họ hàng” với bệnh tim mạch, từ đó duy trì sức khỏe tim mạch.

Đậu nành phòng ngừa thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì, nhiều mỡ tích luỹ ở vùng bụng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Dùng đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung isoflavone, có tác dụng ức chế chất béo dư thừa tích tụ, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, nhờ đậu nành chứa lượng đạm chất lượng cao, lên đến 38% mà chế độ ăn có đậu nành giúp bạn no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn nhiều, giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối.

bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp

 

 

Đậu nành cải thiện bệnh rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh ở người có cholesterol tổng số cao hơn mức bình thường hoặc triglycerides cao hoặc hàm lượng cholesterol tốt thấp và cholesterol xấu cao. Rối loạn mỡ máu dễ dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra đạm đậu nành giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng lượng cholesterol tốt, cải thiện bệnh rối loạn mỡ máu. Theo TS. James Anderson, ĐH Y khoa Kentucky (Mỹ), người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu 19,6% mà không phải dùng thuốc hạ mỡ máu. Theo ông, nếu mỗi ngày ăn 40g đậu nành hay các chế phẩm của nó trong vòng ít nhất 1 tháng thì lượng cholesterol sẽ giảm được khoảng 93%.

Xem Thêm:  Top 6 loại thực phẩm nên ăn trước và trong khi uống rượu bia

Đậu nành cải thiện tình trạng tiểu đường

 

Tỉ lệ bênh nhân tiểu đường mắc phải bệnh tim mạch rất cao và có đến 80% bệnh nhân tiểu đường tử vong vì biến cố tim mạch.

Đậu nành là thực phẩm giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có đậu nành có thể làm giảm lượng insulin nhanh chóng, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Những người bị tiểu đường theo chế độ ăn có đậu nành trong 3 ngày giảm đến 36% lượng insulin, những người dư cân đang có nguy cơ bị tiểu đường giảm đến 40% lượng insulin bị tăng cao.

Đậu nành phòng ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch gây ra hai biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch. Isoflavones ức chế sự tăng trưởng của tế bào gây ra các mảng bám trên thành động mạch – nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.

 

Đậu nành giảm cao huyết áp

Cao huyết áp làm tăng áp lực hoạt động lên tim, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ. Dưỡng chất trong đậu nành có thể kiểm soát tốt chứng cao huyết áp. Đậu nành có thành phần cao, giàu đạm, isoflavone, axit amin thiết yếu, axit béo omega 3 và omega 6 , các khoáng chất canxi, magie, kali…, giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương do sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp cải thiện độ linh hoạt và tình trạng lỏng của mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn, từ đó làm giảm tình trạng áp lực cao của máu lên các thành động mạch, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.

Dù khỏe mạnh hoặc đang mắc phải một trong các căn bệnh trên, bạn đều nên bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành mỗi ngày (theo khuyến nghị của FDA – Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì) để cải thiện bệnh và hạn chế những biến cố sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Cùng Nội Dung

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>